Kế hoạch bài dạy


Kế hoạch bài dạy : SỰ ÁNH SÁNG CỦA HUYỀN BÍ

Người soạn
Họ và tên
Nhóm HTV 12
1. Nguyễn Thị Thanh Vân
2. Bích Thị Minh Trận
3. Đỗ Thị Hạnh
4. Đỗ Thị Hoài Liễu
Khoa
Lớp Lý 3SP, Khoa Vật Lý
Trường
ĐH Sư Phạm TPHCM
GVHD
Cô Hoàng Đỗ Ngọc Trầm
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Khúc xạ ánh sáng
Tóm tắt bài dạy
Bài dạy học tập dựa trên dự án này tập trung vào chủ đề khúc xạ ánh sáng. Mỗi nhóm học sinh sẽ tạo một bài trình diễn đa phương tiện, ấn phẩm có liên quan đến chủ đề và rút ra các bài học dựa trên các chuẩn nội dung và mục tiêu bài học.
Lớp học được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Đóng vai nhà báo, phóng viên giới thiệu buổi ngoại khóa để mọi người đến tham dự, phỏng vấn các nhân vật chính tham gia buổi ngoại khóa, quay phim các hoạt động…để thu thập thông tin và biên tập thành một bài báo hoặc đăng lên các phương tiện thông tin đai chúng.
Nhóm 2: : đóng vai nhà khoa học giải thích cho học sinh hiểu về các hiện tượng khúc xạ ánh sáng ánh sáng trong tự nhiên và trong đời sống , làm một thí nghiệm đơn giản để minh họa.
Lĩnh vực bài dạy
Bài 44 SGK 11NC Trang 214.
Bài  học có liên quan đến lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, và rất nhiều các lĩnh vực trong cuộc sống và những hiện tượng xung quanh chúng ta.
Cấp / lớp  
Cấp III, Lớp 11 NC
Thời gian dự kiến
2 tuần, mỗi tuần 3 tiết, mỗi tiết 45 phút.
Tuần 1: triển khai và tìm hiểu dự án
Tuần 2: trìh bày và tổng hợp kiến thức.
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
Học sinh phải nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.Sau đó vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng vào giải bài tập và giải thích đươc các hiện tượng khúc xạ ánh sáng có trong tự nhiên.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

1. Kiến thức
§  Biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
§  Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
§  Biết được chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối và mối quan hệ giữa chúng.
§  Hiểu và vận dụng được định luật khúc xạ ánh sáng.
§  Biết được tính thuận nghịch và sự truyền ánh sáng.
2. Kỹ năng  
§   Biết vận dụng các kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
§  Nắm và vẽ đường đi của tia sáng qua hai môi trường trong suốt.
§  Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng đơn giản trong cuộc sống.
§  Học sinh có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ,…
3. Thái độ
Tích cực và phát huy khả năng làm việc nhóm.
Hứng thú với dự án.

Bộ câu hỏi định hướng


Câu hỏi khái quát
1.      Chúng ta sẽ như thế nào khi không có ánh sáng?
2.      Làm thế nào để tạo ra áo tàng hình?
3.      Vật lý giúp ta hiểu rõ hiện tượng ánh sáng trong tự nhiên và cuộc sống như thế nào?


Câu hỏi bài học
1.      Vì sao vị trí hình ảnh cá trong nước không đúng như ta nhìn thấy?
2.      Tại sao khi nhìn xiên ta thấy đáy hồ lại nông hơn thực tế?
3.      Hiện tượng ảo ảnh trên sa mạc là như thế nào?
4.      Mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng?


Câu hỏi nội dung


1.      Trình bày định luật khúc xạ ánh sáng?
2.      Thế nào là góc khúc xạ?
3.      Chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối của một môi trường là gì?Nêu công thức liên hệ giữa hai chiết suất trên.
4.      Mô tả ảnh của một vật được một vật được tạo bởi sự khúc xạ ánh sáng qua mặt phân cách giữa hai môi trường?
5.      Nêu tính thuận  nghịch trong sự truyền ánh sáng?









Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án

Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
·        Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu và đưa ra ý tưởng.
·        Đưa ra bản kế hoạch dự án cho học sinh.
·        Phổ biến cho học sinh biết các tiêu chí đánh giá của dự án.
·        Chia nhóm và  tổ chức thi đua giữa các nhóm.

·        Học sinh bám sát dự án để từng bước thực hiện đầy đủ các bước.
·        Lập bản tóm tắt dự án, sổ ghi chép, biên bản họp nhóm.
·        Tạo ấn phẩm, làm sản phẩm hoặc bài báo cáo trình bày ý tưởng của nhóm.
·        Nhận xét,trao đổi dự án với các nhóm khác.

·        Hoàn tất các bản tiêu chí đánh giá của dự án.
·        Học sinh hoàn chỉnh bài thu hoạch.
·        Trình bày sản phẩm trước lớp.
·        GV hướng dẫn nhận xét và các nhóm nhận xét, góp ý kiến  lẫn nhau.

Tổng hợp đánh giá
Đánh giá học sinh dựa trên những cơ sở đã nêu trên. Tùy theo mức độ và thời gian hoàn thành công việc hằng ngày của học sinh mà đưa ra đánh giá phù hợp. Đánh giá từng phần, từng thời điểm.
-         Trước khi bắt đầu dự án: Đánh giá dựa trên những ý kiến xây dựng kế hoạch dự án của học sinh hay nói cách khác là ý tưởng ban đầu của học sinh.
-         Trong quá trình thực hiện dự án: Đánh giá dựa trên những phản hồi của học sinh, biên bản họp nhóm, tiến độ thực hiện dự án (thời gian làm ấn phẩm, làm sản phẩm, thời gian đi thực tế,…), mức độ thực hiện (ấn phẩm, sản phẩm, bài báo cáo thực tế,…).
-         Sau khi hoàn tất dự án: Đánh giá dựa trên sản phẩm, cách học sinh trình bày sản phẩm, phiếu đánh giá của từng học sinh, mức độ hiểu kiến thức trong bài của học sinh.
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
1.      Kỹ năng sử dụng công nghệ ( phần mềm, ứng dụng, …).
2.      Kỹ năng giao tiếp ( họp nhóm, tìm hiểu thực tế,…).
3.      Kỹ năng tư duy và sáng tạo.
4.      Kỹ năng tìm kiếm thông tin.
5.      Kỹ năng thuyết trình.
6.      Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
7.      Kỹ năng trình bày ý tưởng.
Các bước tiến hành bài dạy
1.      Hai tuần trước khi bắt đầu bài dạy:
+ Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm trước bài dạy, tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá.
+ Phát phiếu khảo sát tìm hiểu nhu cầu của học sinh, tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch dự án.
+ Cho học sinh làm bài kiểm tra để xác định loại hình trí thông minh của mình, từ đó điều chỉnh phong cách học phù hợp.
2.      Một tuần trước khi bắt đầu bài dạy:
+ Chia nhóm cho học sinh dựa trên những phong cách học khác nhau đã khảo sát:
* Nhóm 1 – Nhóm nhà báo, phóng viên: gồm những học sinh phát triển trí thông minh ngôn ngữ, âm nhạc, những học sinh phát triển mạnh hơn về não phải, là khả năng sáng tạo, đề xuất ý tưởng.
* Nhóm 2 – Nhóm nhà khoa học: gồm những học sinh phát triển về trí thông minh logic, không gian, những học sinh phát triển mạnh về não trái, là khả năng tư duy logic, định hướng không gian tốt.
+ Giao việc cho các nhóm:
      Nhóm 1: đóng vai nhà báo, phóng viên.
      Nhóm 2: đóng vai nhà khoa học
+ Giải thích công việc và đề xuất một số ý tưởng gợi ý cho sản phẩm của các nhóm.
+ Đưa ra tiêu chí đánh giá cho từng nhóm trong quá trình thực hiện dự án, trình bày sản phẩm.
+ Yêu cầu học sinh cập nhật biên bản họp nhóm, bản phân công việc cụ thể cho mỗi thành viên, cập nhật tiến trình làm việc của từng cá nhân trên trang web của dự án (có đánh giá).
+ Giáo viên thường xuyên trao đổi, hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm tài liệu thông qua trang blog hoặc wiki của dự án.
       3. Tiến hành bài dạy
+ Học sinh từng nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và khả năng trình bày ý tưởng của học sinh.
+ Các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến cho sản phẩm của nhóm khác.
+ Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và tóm tắt lại kiến thức.
- Sau bài dạy:
+ Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức mới học ngay tại lớp.
+ Yêu cầu học sinh làm bản tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm, các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện phản hồi cho bài học và sản phẩm của các nhóm trên trang blog của dự án (có đánh giá).
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
-         Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cụ thể hơn về: nội dung công việc cần thực hiện, cách tìm và chọn lọc tài liệu…
-         Thường xuyên trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh trong quá trình thực hiện dự án trên trang blog của dự án.

Học sinh yếu về kĩ năng công nghệ
Đối với học sinh yếu về kỹ năng công nghệ, giáo viên có thể giúp đỡ học sinh bằng cách:
- Cung cấp một số công cụ hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, trong việc chia sẻ tài liệu với người khác, trong thể hiện sản phẩm,…


Học sinh người nước ngoài

Đối với học sinh người nước ngoài, giáo viên có thể giúp đỡ học sinh bằng cách:
- Giải thích cho học sinh những từ ngữ chuyên ngành và hướng dẫn cách sử dụng chúng cho phù hợp.
- Cung cấp cho học sinh một số công cụ dịch thuật như: từ điển, các trang web dịch thuật, những tài liệu song ngữ.
- Lồng ghép nhiều hình ảnh vào bài dạy để học sinh dễ hình dung.

Học sinh năng khiếu
Đối với học sinh năng khiếu, giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho học sinh bằng cách:
- Cung cấp những nguồn tài liệu mở rộng, nâng cao cho học sinh.
- Đưa ra những câu hỏi, những vấn đề khó, đòi hỏi phải suy nghĩ logic để nâng cao tư duy cho học sinh.

Học sinh có phong cách học tập khác nhau
- Giáo viên tích hợp nhiều phương pháp trong bài dạy: bên cạnh ngôn ngữ, bài dạy có nhiều hình ảnh, âm thanh, video clip, biểu đồ, sơ đồ tư duy…
- Cho học sinh làm bài kiểm tra về các loại hình trí thông minh, từ đó học sinh có thể xác định phong cách học tập hiệu quả cho mình.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo


Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác




1 nhận xét:

  1. - Tóm tắt: chưa nêu được tình huống thực tế gắn với một vấn đề cần giải quyết.
    - Thời gian: cần nêu rõ thời gian theo phân bố chương trình (sẽ là thời gian trinh diễn kết quả) và thời gian thực hiện dự án.
    - Câu hỏi khái quát: câu 2 và 3 chưa đủ khái quát, có thể đưa xuống thành câu hỏi bài học; câu hỏi bài học yêu cầu về mức độ tư duy chưa nhiều, có thể đưa vào câu hỏi nội dung như những câu hỏi mức độ khó cao hơn.

    Trả lờiXóa